Thời cổ đại Lịch_sử_cơ_học_cổ_điển

Bài chi tiết: Vật lý Aristotle
Định luật của Aristotle về chuyển động. Trong tác phẩm Vật lý ông đã cho răng các vật rơi tỷ lệ thuận với trọng lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với mật dộ chất lỏng mà chúng ở trong đó. Đây là sự xấp xỉ cho các vật khi rơi trong môi trường không khí hoặc nước với lực hấp dẫn của Trái Đất.[1]

Nhà triết học người Hy Lạp Aristotle đã là một trong những người đề xuất những nguyên lý trừu tượng điều khiển tự nhiên. Ông đã tranh luận rằng những vật thể trên mặt đất lên hay xuống theo "vị trí tự nhiên" của chúng và thể hiện ra như một quy luật về sự xấp xỉ đúng rằng tốc độ của một vật khi rơi xuống tỷ lệ với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với mật độ bề mặt lỏng nơi chúng rơi, trong tác phẩm Bàn về các Thiên đường.[1]

Aristotle đã tin vào logic và những quan sát của mình. Thế nhưng, 1800 năm sau, Francis Bacon đã phát triển phương pháp khoa học của sự thí nghiệm, cái mà ông gọi là sự phật ý của tự nhiên.[2]

Aristotle đã nhìn thấy sự phân biệt giữa "chuyển động tự nhiên" và "chuyển động có tác động", và ông ấy tin rằng trong một khoảng trống (ví dụ như một vacuum) một vật đứng yên thì sẽ mãi đứng yên[3] và một vật trong chuyển động sẽ lại tiếp tục chuyển động của nó[4]. Bằng suy nghĩ này, Aristotle là người đầu tiên đã tiếp cận cái gì đó tương tự quán tính. Tuy nhiên, ông tin rằng một vacuum sẽ trở nên không tưởng bởi vì không khí bao quanh sẽ bao lấp vào đó một cách lập tức. Ông cũng tin rằng một vật thể sẽ dừng chuyển động trong một hướng bất tự nhiên một khi những lực được sử dụng cũng không còn nữa. Sau đó, những người đi theo tư tưởng của Aristotle đã phát triển một cách giải thích kỹ lưỡng để giải thích tại sao một mũi tên sẽ tiếp tục bay trong không khí sau khi nó đã rời khỏi cung. Họ cũng đề xuất rằng một mũi tên sẽ thiết kế một khoảng trống ở xung quanh nó, trở thành thứ mà không khí sẽ chiếm lấy ở phía sau cái tên. Những niềm tin của Aristotle đã tạo ra được ảnh hưởng nhờ sự giảng dạy của Plato về sự hoàn hảo của những chuyển động đồng thức theo đường tròn. Như một kết quả, Palto quan niệm về một trật tự tự nhiên các chuyển động của thiên đường sẽ hoàn hảo một cách cần thiết, trong sự tương phản đối với thế giới mặt đất với những biến chuyển các yếu tố, nơi các vật thể độc lập sinh ra rồi mất đi.

Galileo Galilei đã quan sát sau này rằng "Sức cản của không khí thể hiện trong hai đường: tạo ra sự trở kháng lớn hơn trong vật thể ít dày đặc hơn hơn trong vật thể dày đặc hơn và tiếp theo là tạo ra một sự cản trở cho một vật thể trong chuyển động nhanh lớn hơn cùng vật thể đó trong chuyển động chậm[5].